Giỏ hàng của bạn

Combo Tủ sách Đông Dương (tặng kèm sổ tay trị giá 90.000đ)

Thương hiệu: Đông A
| |
Mã SP: 5001010008722
|
973,000₫ 1,390,000₫
Hotline hỗ trợ: 02438569367
|
Số lượng

 

Combo Tủ sách Đông Dương 

1. Hành trình thám hiểm Đông Dương

  • Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier
  • Nguyễn Minh dịch và chú giải
  • Kích thước: 18.5 x 26.5 cm
  • Số trang: 848
  • Hình thức: Bìa cứng, in hai màu
  • Giá bìa: 790.000đ
  • Mã ISBN: 978-604-54-8422-7
  • Mã sản phẩm: 8936203363357
  • Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và NXB Đại học Sư phạm liên kết ấn hành
  • Phát hành: 04/2023

NỘI DUNG SÁCH:
Hành trình thám hiểm Đông Dương của Đại úy hải quân Francis Garnier là cuốn sách thứ ba trong Tủ sách Đông Dương của Đông A, sau Một chiến dịch ở Bắc Kỳ và Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ. Cuốn sách là Báo cáo của Đoàn thám hiểm sông Mekong 1866-1868 dưới quyền Trung tá Doudart de Lagrée, gồm 22 chương, 309 hình khắc và phụ bản ảnh dựa theo phần lớn các tranh vẽ của L. Delaporte. Sách lần đầu được giới thiệu tới bạn đọc trong nước qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Minh.

Với lối viết dung dị và khúc chiết, tác phẩm Hành trình thám hiểm Đông Dương có thể ví như khối sa bàn chi tiết mô phỏng toàn cảnh lưu vực sông Mekong, vùng nội địa Đông Dương và Nam Trung Hoa vào nửa sau thế kỷ XIX. Không chỉ giới hạn trong mảng khảo cứu địa lý, tác phẩm còn tóm bắt những trải nghiệm sống động của đoàn thám hiểm về đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư trong lưu vực sông Mekong, từ những hỉ nộ ái ố trong đời sống sinh hoạt thường ngày đến các lễ hội dân gian bản địa, những tệ đoan của người bản xứ. Không quá khi nói rằng, Hành trình thám hiểm Đông Dương xứng đáng là một công trình khảo cứu đồ sộ, tóm lược toàn bộ thành quả mà phù sa sông Mekong kiến tạo nên suốt nhiều thế kỷ, bao quát nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, địa chất, thiên văn, thủy đạo, nhân chủng, dân tộc, chính trị, tôn giáo, văn minh...

Ấn bản Hành trình thám hiểm Đông Dương do Đông A phát hành được thực hiện theo nội dung đăng trên tạp chí Le Tour du Monde, ngoài ra còn tham khảo ấn bản 1885 do Léon Garnier thực hiện, với 309 bức hình khắc kèm thêm phụ bản ảnh. Cuối sách, Đông A thực hiện phần chỉ mục dựa theo bản in năm 1873, có bổ sung thêm một số mục từ có liên hệ đến Việt Nam, nhằm giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu. Một số mục từ sẽ được ghi kèm tên phiên âm Hán-Việt hoặc tên thông dụng hiện nay, bên cạnh tên theo bản tiếng Pháp. Chúng tôi hy vọng quý độc giả sẽ hòa mình vào chuyến viễn du trên dòng sông Mekong huyền bí thông qua cuốn sách đang cầm trên tay.

Sách tặng kèm bản đồ toàn cảnh Đông Dương, theo kết quả khảo sát của đoàn thám hiểm Pháp, được lập bởi Francis Garnier, phát hành năm 1873, kích thước 40 x 63cm.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

Francis Garnier (1839 – 1873) là đại úy hải quân và nhà thám hiểm người Pháp. Năm 1863, dưới quyền Đô đốc Charner, Francis Garnier được phái đến Nam Kỳ, đảm đương lần lượt các vị trí thanh tra sự vụ bản xứ và quận trưởng Chợ Lớn. Năm 1866, Garnier tham gia trong đoàn thám hiểm dòng sông Mekong huyền bí, nhận sứ mạng tìm kiếm và khai mở tuyến đường thương mại mới giữa Nam Kỳ và miền nam Trung Hoa. Sau chuyến đi này, Garnier phụ trách tổng hợp và biên soạn một bộ báo cáo về hành trình của đoàn thám hiểm. Từ năm 1870, một phần của bộ báo cáo đã được Garnier cho đăng trên tạp chí Le Tour du Monde, nhưng phải đến năm 1873, bản báo cáo chính thức mới thực sự ra mắt dưới nhan đề Hành trình thám hiểm Đông Dương, do Nhà xuất bản Hachette phát hành. Công trình biên khảo đồ sộ cùng chuyến thám hiểm dòng sông Mekong đã mang lại nhiều vinh quang và danh dự cho Garnier.

Ở Việt Nam, Francis Garnier thường được biết đến là viên quan Pháp đã dùng vũ lực chiếm đóng Bắc Kỳ năm 1873. Ngày 21 tháng 12 năm đó, Garnier bị quân Cờ Đen phục kích và giết chết ở ngoại thành Hà Nội.

Louis Delaporte (1842 – 1925) là thành viên của đoàn thám hiểm sông Mekong, tác giả của chương V trong cuốn sách này. Trong chuyến viễn du trên dòng Mekong huyền bí, khi có cơ hội, Delaporte đã tự mình thực hiện một vài cuộc khám phá riêng, thu thập được nhiều thông tin về phong tục tập quán địa phương, bổ túc cho bản sơ thảo về vùng Hạ Lào của Francis Garnier. Là một họa sỹ tài năng, Delaporte đã vẽ phác thảo rất nhiều bức tranh về phong cảnh, di tích, công trình kiến trúc và đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh dòng sông Mekong. Phần lớn các hình minh họa khắc gỗ trong sách này đều dựa trên các bức tranh của ông.

Có niềm đam mê lớn với kiến trúc Khmer, năm 1873, Delaporte đã trở lại Angkor thực hiện một chuyến thám hiểm mới và đem về Pháp khoảng 70 mẫu hiện vật điêu khắc và kiến trúc Khmer, giúp lập nên Bảo tàng Đông Dương tại Palais du Trocadéro. Kể từ năm 1927, các hiện vật này được trưng bày tại Bảo tàng Guimet.

2. Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (ấn bản cao cấp) 

  • Nhà xuất bản: NXB Văn Học
  • Năm xuất bản: 2020
  • Tác giả: Bác sĩ Hocquard
  • Dịch và chú giải: Đinh Khắc Phách
  • Bìa cứng, có bìa áo in bằng công nghệ metalize, khổ lớn 18,5 x 26,5 cm, dày 592 trang, ruột in 2 màu (xanh, đen), bằng mực vi sinh trên giấy GV76-BB định lượng 100 gsm (giấy S100 trước đây).

Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách đầu tiên trong tủ sách Đông Dương của Đông A.

Cuốn sách đưa chúng ta theo hành trình rong ruổi trên khắp các nẻo đường Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Nam Định, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế của Hocquard, bác sỹ quân đoàn viễn chinh Pháp những năm 1884 - 1886. Bên cạnh túi đồ nghề y tế, Hocquard còn mang theo mình chiếc máy ảnh như một người bạn đồng hành. Với tâm hồn của một nghệ sỹ, những điều mới lạ về cảnh vật và con người của vùng đất Viễn Đông xa xôi mà “ở Pháp biết bao người nhắc tới” đã được Hocquard khắc họa lại qua những câu chuyện lý thú và hàng trăm bức ảnh đặc sắc. Qua đó, Một chiến dịch ở Bắc Kỳ không chỉ là áng văn du ký hấp dẫn mà còn là nguồn tư liệu quý giá về xã hội Bắc Kỳ và Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX với toàn cảnh địa dư, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghề nghiệp, nếp sinh hoạt cùng những đền chùa, thành quách hay những di sản mà nay đã trở thành quá khứ.

Để đưa tác phẩm trở lại với ngôn ngữ của chính nơi ra đời, chúng tôi mời dịch giả Đinh Khắc Phách, người có mối quan tâm sâu sắc đến văn hóa, lịch sử nước nhà, tiến hành chuyển ngữ. Nếu không có ông, tác phẩm đã không thể trở về với đúng giá trị của nó. Đồng thời chúng tôi cũng sao chụp, trình bày theo đúng ấn bản ban đầu của nhà Librairie Hachette năm 1892 với 230 hình khắc tinh xảo được in chính xác như màu nguyên bản. Đặc biệt, bản dịch còn bổ sung thêm 45 bức ảnh độc đáo do tác giả chụp, vốn không có trong bản gốc, nhằm giúp độc giả có được hình dung trọn vẹn hơn về đất nước đầu thời Đông Dương.

Thông tin tác giả: Charles-Édouard Hocquard (1853 - 1911) là bác sỹ quân y và nhà nhiếp ảnh sinh tại Nancy, Pháp. Năm 1884, ông tình nguyện sang Đông Dương để phục vụ trong quân đoàn viễn chinh và tình cờ trở thành một nhà chép sử bằng ảnh chụp vùng đất này. Hàng trăm bức ảnh hiếm hoi về con người và phong cảnh của xứ sở mới đã mang về cho Hocquard huy chương vàng danh giá tại Triển lãm Toàn cầu ở Anvers năm 1885. Năm 1892, ông cho in thành sách về chuyến đi của mình dưới nhan đề Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc Kỳ) với hơn hai trăm hình khắc họa từ số ảnh chụp quý giá. Năm 1894, ông tham gia cuộc viễn chinh Madagascar, nơi cung cấp cho ông tư liệu để viết thêm một cuốn du ký nhan đề L'Expédition de Madagascar, journal de campagne. Ông qua đời tại Lyon năm 1911 do bệnh cúm.

Thông tin dịch giả: Dịch giả Đinh Khắc Phách sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông học tiếng Pháp từ thuở nhỏ và sớm có niềm say mê thơ văn, lịch sử. Do hoàn cảnh chiến tranh, giặc giã, năm 1950 ông gác lại chuyện chữ nghĩa để tham gia quân đội kháng chiến chống Pháp. Sau này, khi đã nghỉ hưu, ông quay lại dịch một số tác phẩm thơ văn tiếng Pháp như một thú vui lúc thư nhàn và cũng để lưu lại kỷ niệm cho con cháu. Bắt tay vào dịch Một chiến dịch ở Bắc Kỳ khi đã cận kề tuổi chín mươi, sức khỏe có hạn, song kiến thức, kinh nghiệm chiến trường và hơn hết là tình cảm sâu đậm dành cho con người và đất nước được gửi gắm qua hơn sáu trăm trang bản thảo viết tay đã giúp ông để lại một bản dịch quý trong dòng sách về Đông Dương. Cũng trong bản dịch này, dịch giả Đinh Khắc Phách đã thực hiện một số lượng lớn chú thích chi tiết, tỉ mỉ nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức chuẩn xác về các sự kiện lịch sử, phong tục dân gian và tập quán truyền thống của người Việt mà bác sỹ Hocquard đã mô tả chưa đúng hoặc chưa đủ.