Giỏ hàng của bạn

Lửa yêu thương lửa ngục tù

Thương hiệu: Đông A
| |
72,000₫ 90,000₫
Hotline hỗ trợ: 02438569367
|

  • Tác giả: Erich Maria Remarque
  • NXB: Văn học
  • Dịch giả: Vũ Kim Thư
  • Năm xuất bản: 2017
  • Số trang: 448
  • Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
  • Giá bìa: 90.000 VNĐ

Nội dung sách:

Nếu kết cuộc được định sẵn của một kiếp người là trở thành bụi tro “đến theo dòng nước, tàn theo gió” thì ý nghĩa thật sự của đời sống nằm ở đâu? Câu trả lời là: trước khi hóa thành tàn tro, người ta phải là một tia lửa rực cháy.

Lấy bối cảnh một trại tập trung Đức Quốc xã vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, Lửa yêu thương lửa ngục tù là câu chuyện xoay quanh cảnh lao ngục của người tù 509 và những bạn đồng cảnh của y. Trong lao tù, họ bị xem là súc vật, là những bộ xương, là những cái xác ốm đói chỉ còn chờ ngày chết. Tuy vậy, dù chỉ thoi thóp chút tàn hơi, họ vẫn nương tựa lẫn nhau, cùng chiến đấu và bảo vệ nhau. Với họ, cuộc đấu tranh này không đơn giản là đấu tranh sinh tồn, mà là đấu tranh để bảo vệ tia lửa sống đang bừng lên trong mình, tranh đấu cho quyền được làm người và quyền sống như một con người trước tội ác vô loại của bọn Đức Quốc xã.

***

“Hắn thở chậm dần, và tự nhiên xuyên qua cái mùi hôi thúi của mặt đất và lao xá, hắn ngửi được mùi của trời xuân và cây cối đâm chồi. Cái mùi ấy luôn trở lại, hằng năm, theo bầy chim nhạn, theo hương hoa, dửng dưng trước chiến tranh và cái chết, trước khổ đau và trước cả hy vọng. Nó ập đến. Nó ở lại. Và chỉ vậy là đủ.”

Thông tin tác giả:

Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạmột trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạnKhải hoàn mônĐêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình.

Lửa thương yêu, lửa ngục tù (Der Funke Leben - 1952) được Remarque viết như tác phẩm truy điệu người em gái xấu số của mình đã bị Đức Quốc xã tử hình. Đồng thời, qua đó ông gửi gắm mong muốn: “Tôi hy vọng từ cuốn sách này những người trước không hiểu nay có thể hiểu Đức Quốc xã đã gây ra những tội ác gì và sẽ còn ngoan cố tái diễn ra sao.”