Giỏ hàng của bạn

Quả dưa đỏ (Tặng tranh giấy dó kích thước 14.8 x 20.5 cm. Số lượng có hạn)

Thương hiệu: Đông A
| |
Mã SP: 8936203362695
|
292,500₫ 390,000₫
Hotline hỗ trợ: 02438569367
|
Số lượng

Quả dưa đỏ (Bìa cứng)

  • Thông tin ấn phẩm:
  • Tác giả: Đồ-Nam-Tử Nguyễn-Trọng-Thuật
  • Minh họa: Tạ Huy Long
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Số trang: 320
  • Mã sản phẩm: 8936203362695
  • Mã ISBI: 978-604-372-355-7
  • Hình thức: Bìa cứng, in màu toàn bộ
  • Giá bìa: 390.000đ
  • Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và NXB Dân trí liên kết ấn hành
  • Phát hành: 12/2022

Nội dung:
Lấy cốt truyện Sự tích quả dưa hấu (Tây Qua truyện) trong Lĩnh Nam chích quái, Nguyễn Trọng Thuật đã viết nên một thiên tiểu thuyết về con người, đất nước, lồng ghép các yếu tố văn hóa, lịch sử, như một cách khẳng định đầy tự hào về nguồn gốc và bề dày lịch sử dân tộc Việt. Giữa buổi giao thời nhộn nhạo, Quả dưa đỏ chẳng những góp phần vào công cuộc chung tay bảo vệ thành lũy ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt, mà còn khơi lên âm hưởng huyền sử xa xưa một cách đầy kiêu hãnh.

Phần minh họa trong sách được thực hiện bởi họa sĩ Tạ Huy Long, người nổi tiếng với những tác phẩm mang đậm dấu ấn dân gian, lịch sử. Họa sĩ dường như đã tiếp nối vọng âm huyền sử từ thời thượng cổ mà tác giả Nguyễn Trọng Thuật khơi gợi trong cuốn tiểu thuyết. Mười hai bức minh họa màu nước đưa bạn đọc ngược dòng thời gian về với thời đại của những thần thoại, truyền thuyết, ngắm nhìn buổi bình minh của dân tộc Việt qua nét vẽ tài hoa của một trí tưởng tượng bay bổng.

Quả dưa đỏ nằm trong tủ sách Văn chương & Mỹ thuật của Đông A.

Giới thiệu tác giả:

Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940), bút danh Đồ Nam Tử, Quảng Tràng Thiệt cư sĩ, là một trong những cây bút đi đầu phát triển văn học quốc ngữ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Ông là người Hải Dương, từ nhỏ đã theo học chữ Hán, sau mới tiếp xúc với chữ quốc ngữ và chữ Pháp, rồi trở thành thầy giáo. Ông cộng tác viết cho tờ Nam Phong tạp chí từ năm 1917, sau đó cho ra mắt tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ Quả dưa đỏ, xuất bản lần đầu năm 1925 tại Hà Nội, đạt giải thưởng văn chương của Hội Khai Trí Tiến Đức trong cùng năm.

Nguyễn Trọng Thuật cũng có thời gian tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng với thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ông từ bỏ hoạt động chính trị, dốc lòng vào nghiệp viết văn và nghiên cứu Phật học. Ông làm biên tập viên cho tờ Đuốc Tuệ (cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ) và tham gia biên khảo tủ sách Phật học Tùng thư của chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1940, ông qua đời vì bạo bệnh, để lại cho đời những tác phẩm đáng quý viết về tôn giáo, giáo dục, lịch sử, văn học, tiểu thuyết, có thể kể đến như Thơ ngụ ngôn, Việt văn tinh nghĩa, Cô con gái Phật hái dâu, Gia đình giáo dục, Phật giáo tân luận...

Nhận xét về tác phẩm:

“Có một điều chúng ta nên biết là Đông Dương tạp chí chưa có truyện dài do người Việt Nam soạn, và Nam Phong tạp chí cũng phải đợi đến khi Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật ra đời mới có truyện dài do người Việt Nam viết để đăng, còn trước kia người ta chỉ đăng toàn tiểu thuyết dịch, thỉnh thoảng mới có một vài truyện ngắn viết. Như vậy, trong buổi đầu, thật rất có ít người Nho học lại có óc sáng kiến như Nguyễn Trọng Thuật.”

- Nhà văn Vũ Ngọc Phan

“Với tác phẩm này, ông được coi là một trong những nhà văn tiên phong viết tiểu thuyết bằng quốc ngữ ở miền Bắc. Có thể nói Nguyễn Trọng Thuật là một trong những cây bút viết báo buổi đầu thế kỷ đã cố gắng duy trì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, đồng thời tiếp thu nền văn hóa mới của Tây phương do người Pháp truyền bá sang nước ta.”

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân